4/6/16

KINH DỊCH DIỄN GIẢNG


KINH DỊCH DIỄN GIẢNG
BS. Kiều Xuân Dũng

Kinh Dịch là cuốn sách triết học cổ phương đông được học tập, nghiên cứu và ứng dụng trong các ngành như thiên văn, lịch toán, nông nghiệp, kiến trúc và được ứng dụng rất nhiều trong y học. Kinh Dịch là một cuốn sách sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ cổ, do đó việc học tập, nghiên cứu cũng như vận dụng trong y học gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Kinh Dịch được nhiều người tìm hiểu vì cuốn sách này tổng kết được nhiều kinh nghiệm và những hiểu biết về thế giới khách quan. Nhằm giúp bạn đọc muốn tìm hiểu về Kinh Dịch, nhất là các bạn đọc là thầy thuốc, giảng viên y học cổ truyền hiểu và vận dụng được Kinh Dịch nhằm nâng cao lý luận y học cổ truyền trong điều trị, giảng dạy và nghiên cứu. Tác giả đã tập hợp được nhiều tài liệu về Dịch học, phân tích, bình giảng, hệ thống hóa và trình bày một cách rõ ràng, có kết hợp với mộ số ví dụ minh họa dễ hiểu.
Lời giới thiệu: GS TS. Lê Ngọc Trọng

Download Link: https://drive.google.com/file/d/0B3rfEP2uCgnRVS1tdk9wUkd5bGc/view?usp=sharing

11/5/16

BÁT PHÁP


BÁT PHÁP

Bát pháp là tám phép chữa bệnh của Đông y, tám phương pháp giải quyết bệnh tật theo Bát cương.
Tám phép đó là: Hãn, Thổ, Hạ, Hòa, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ. Trong bát pháp có 5 phép tả là:
Hãn - Thổ - Hạ - Thanh - Tiêu
Hai phép bổ là: Ôn - B
và một phép Hòa. 

1. Phép hãn
Hãn là làm ra mồ hôi để đưa các tác nhân gây bệnh từ trong cơ thể ra ngoài, còn gọi là phép giải biểu.
1.1 Chỉ định:
- Chỉ định nói chung là ngoại tà còn đang ở phần biểu
- Chỉ định cụ thể:
+ Cảm lạnh (phong hàn), đau dây thần kinh ngoại biên, viêm mũi, dị ứng.
Thuốc dùng: quế chi, gừng tươi, ma hoàng, bạch chỉ, tía tô, kinh giới, hành ....
Huyệt châm: Phong trì, hợp cốc, thái uyên.
Nồi thuốc xông cảm, bát cháo giải cảm.
+ Cảm sốt ( phong nhiệt), giai đoạn khởi phát của các bệnh truyền nhiễm
Thuốc dùng: Lá bạc hà, lá dâu, sắn dây, cúc hoa…
Huyệt dùng: phong môn - hợp cốc-  đại chùy
+ Phong thấp: thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, đau người nặng nề.
Thuốc dùng: Hy thiên thảo, thổ phục linh, ké đầu ngựa
Huyệt dùng: Thương khâu, túc tam lý, đại trữ.
1.2 Chống chỉ định:
- Bệnh đã vào phần lý, các bệnh nội thương,
- Ỉa chảy, mất nước, nôn mửa nhiều.
- Thận trọng đối với những người già yếu, phụ nữ có thai.
1.3 Chú ý: Về mùa nắng không nên phát hãn mạnh như dùng vị thuốc ma hoàng (mà thay đổi bằng Hương nhu) hoặc xông ra quá nhiều mồ hôi. Mồ hôi là tâm dịch, tâm âm suy kiệt thì tâm dương sẽ siêu thoát dẫn đến vong dương.

2. Phép thổ
Thổ là phép làm nôn để đưa độc chất ở dạ dày ra ngoài, hoặc đưa chất đàm ẩm trong cơ thể ra ngoài.
2.1 Chỉ định
- Ăn uống phải thức ăn ôi, thiu, có độc chất (ngộ độc đường tiêu hóa chưa quá 6 giờ)
- Đàm ẩm tích tụ ở thượng tiêu gây rối loạn tâm thần ( đàm mê tâm khiếu). Thuốc dùng: qua đế (cuống dưa đá), thường sơn.
Ngoáy họng gây nôn 
2.2 Chống chỉ định
- Bệnh nhân đang hôn mê bất tỉnh làm chất nôn chạy vào đường hô hấp.
- Độc chất gây bỏng loét niêm mạc như axit, chất kiềm mạnh.
3. Phép hạ
Hạ là phép làm đi ngoài lỏng (xổ tẩy) để đưa bệnh tà đang tích tục ở đại trường ra ngoài cơ thể, hoặc làm nhuận trường chống táo bón. Có 2 mức đọ hạ: tuấn hạ (tẩy xổ), nhuận hạ (mức độ nhẹ).
3.1 Chỉ định:
- Ngộ độc thức ăn đã quá 6 giờ
- Táo bón do các nguyên nhân
- Nhiều tích ở đại trường (sốt cao, kèm bụng đầy chướngm cự án, táo kết).
- Thuốc dùng: Chỉ thực, hậu phác, đại hoàng, rễ cây chút chít, lá muôngd trâu, vừng đen, mật ong.   
3.2 Chống chỉ định:
- Bên tà còn đang ở phần biểu
- Người già yếu, đang mang thai hoặc mới sinh đẻ.
4. phép hòa
Hòa là phép làm dịu, hòa giải chứng bệnh do can vị bất hò, chứng bán biểu bán lý: sốt nóng có rét run nôn mửa, tức ngực.
- Hội chứng dạ dày, thể can khí phạm vị
- Suy nhược thần kinh thể hưng phấn (do stress)
- Thống kinh, rối loạn kinh nguyệt do yếu tố tinh thần.
Thuốc dùng: Chỉ xác, thương phụ, dài hồ, bạch thược, cam thảo, thường sơn.
4.2 Chống chỉ định: Các bệnh đã rõ thụoc biểu hoặc thuộc lý
Hiện nay, thuốc chữa sốt rét cơn có nhiêuf thứ tốt nên không dùng phép này nữa.
5. Phép ôn
Ôn là phép làm ấm nóng cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh nhiệt của cơ thể, có tác dụng trừ hàn, bổ dương khí, bổ mệnh môn hỏa.
5.1 Chỉ định
- Cấp cứu trụy tim mạch (vong dương)
- Đau vùng thượng vị, đầy chướng, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, nát sống, kích thích tiêu hóa.
Thuốc dùng: Riềng, sả, gừng già, quế nhuc, phụ tử chế, đại hồi, mộc hương.
Huyệt cứu: quan nguyên, khí hải, thận du, mệnh môn, túc tam lý.
Xoa bóp: Xát nóng lòng bàn chân, bàn tay, bấm huyệt, nhân trung, thạp tuyên.
5.2 Chống chỉ định
- Cacs bệnh nhiễm khuẩn cấp, bệnh truyền nhiễm, mụn nhọt ....
- Chứng âm hư: ho khan, người gầy khô, thiếu máu ....
6. Phép thanh
Thanh là phép làm mát cơ thể, mát huyết, chữa chứng nhiệt, tác dụng hạ sốt, giữ gìn tâm dịch, trừ phiền khát.
6.1 Chỉ định:
- Hạ sốt cao (Tả hỏa)
Thuốc dùng: Lá tre, rễ sậy, thạch cao, tri mẫu, chi tử
Châm: chích lễ, hợp cốc, khúc trì, đại chúng, nạn máu huyệt tỉnh, thiệp tuyên.
- Kháng khuẩn (thanh nhiệt giải độc)
Thuốc dùng: Kim ngân, sài đất, bồ công anh, liên kiều,
Châm tả: ôn lựu, khúc trì, ủy trung, huyết hải.
- Làm mát huyết (lương huyết) chữa dị ứng mụn nhọt kéo dài, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
Thuốc dùng: Huyền sâm, sinh địa…
Huyệt châm: Khúc trì - huyết hải.
- Chữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục (thấp nhiệt)
Thuốc dùng: Hoàng bá, xuyên tâm liên, khổ sâm, vàng đắng
Huyệt châm: Huyền chung, nội đình, tam âm giao.
6.2. Chống chỉ định:
- Âm hư, chân hàn giả nhiệt.
- Chứng hư hàn như tiêu chảy do lạnh, đau bụng do lạnh.
Không dùng phép thanh kéo dài sẽ làm tỏn thương tỳ dương.
7. phép tiêu
Tiêu là phép làm thông ứ trệ, tan u kết, tiêu đàm, lợi tiểu kích thích tiêu hóa.
7.1. Chỉ định.
- Kích thích tiêu hóa: Do ăn nhiều thịt, dầu, mở gây bụng đầy.
Thuốc dùng: Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc, Kê nội kim.
Huyệt dùng: Tỳ du, vị du, túc tam lý…
- Hành khí: Đau bụng đầy hơi, thống kinh, bế kinh, phù thủng
Thuốc dùng: Hương phụ, mộc hương, sa nhân, chỉ thực, hậu phác, trần bì.
Huyệt châm: Thiêu khu, túc tam lý, hành gian, tam âm giao…
- Hoạt huyết: Sưng đau, đỏ, nóng, u kết.
Thuốc dùng: Hồng hoa, đào nhân, lá móng tay, tô mộc, đan sâm, huyết giác, Ích mẫu
Huyệt châm: cách du, huyết hải
- Tiêu đờm giảm ho:
Thuốc dùng: Trần bì, bán hạ chế, cát cánh, bối mẫu
Huyệt dùng: Phế du, xích trạch, hợp cốc
- Lợi tiểu, tiêu phù, trừ thấp
Thuốc dùng: Trạch tả, mộc thông, tỳ giải, mã đề
Huyệt dùng: trung cực, quan nguyên, tam âm giao.
7.2. Chống chỉ định
- Người gầy yếu, da khô, tân dịch hư thiếu
- Thận trọng với người mang thai, người suy kiệt.
- Khi dùng lợi tiểu mạnh cần theo rời sát tránh dùng quá làm cơ thể mất nước và điện giải.
8. Phép bổ
Bổ là phép bù đắp những chất cơ thể đang hư thiếu, tăng cường chức năng hoạt động của tạng phủ, tăng cường chính khí.
Có 4 phép bổ chính: Bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết.
8.1. Bổ âm:
- Chỉ định: chữa chứng âm hư, biểu hiện người gầy, da khô miệng họng kho khát, ù tai, thị lực giảm, ra mô trôi trộm, đau rức trong xương, sốt chiều.
Thường gặp trong các bệnh kéo dài, thời kỳ cuối của các bệnh nhiễm, bệnh lao, tiểu đường, tăng huyết áp thể âm hư dương thịnh.
Thuốc dùng: Mạch môn, Thiên môn, Sa sâm, Thạch hộc, Ngọc trúc, Hoàng tình, Bách hợp, Bạch thược, Địa cốt bì, Quy bản, Miết giáp.
- Chống chỉ định:
- Phù thủng, cổ trướng
- Thận trọng khi tỳ thận dương hư
8.2. Bổ dương.
- Chỉ định chữa chứng dương hư, biểu kiện tinh thần kém hoạt, sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi, đoải hơi, chân tay thường lạnh, để rối loạn tiêu hóa, phân nát sống, suy yếu tình dục, lưỡi bệu, mạch nhược. Thường gặp trong suy nhược, huyết áp thấp.
- Chống chỉ định: Chứng âm hư, huyết hư, chứng nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn
- Thuốc dùng: Nhục thung dung, thỏ ti tử, đỗ trọng, tục đoạn ba kích, cẩu tích, cốt toái bổ, phá cố chỉ. ích trí nhân, lộc nhung, tắc kè ; thịt dê (cao dê toàn tính)
- Huyệt dùng: Quan nguyên, khí hải, mệnh môn, thận du.
8.3. Bổ khí
- Chỉ định chữa chứng khí hư: Cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém
Bệnh hô hấp mạn: mệt mỏi, đoản hơi, viêm đại tràng mạn, ỉa chảy kéo dài, sa nội tạng.
Thuốc dùng: Nhâm sâm, Phòng đảng sâm, Bổ chính sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Hoàng kỳ, Cam thảo, Dai táo.
Huyệt dùng: tỳ du, ví dụ, đại chùy, túc tâm lý.
- Chống chỉ định.
- Khí vượng: tăng huyết áp
- Khí uất: Suy nhược thần kinh thể hứng phần tăng (can phong nội động)
- Khí nghịch: Ho, khó thở.
8.4. Bổ huyết.
- Chỉ định chữa chứng huyết hư, gầy xanh, tim hồi hộp, mấy ngủ, tóc khô rụng, móng chân tay mỏng gãy, chóng mặt, ngất ngủ.
- Chống chỉ định: Huyết ứ, đàm trệ, thủy thũng.
- Thuốc dùng: Đương quy, Thục địa, Hà thủ ô, A giao…
- Huyệt dùng: Huyết hải, Cách du, Tam âm giao…

26/3/15

Hội chứng bệnh Tạng, Phủ, Khí, Huyết, Tân, Dịch


1. Hội chứng bệnh về khí
Khí là các dạng năng lượng giúp cho tạng phủ hoạt động. Bệnh về khí có ba hội chứng là
1.1 Khí hư
Là tình trạng thiếu năng lượng hoạt động, thiểu lực. Thường gặp ở thời kỳ khỏi bệnh, ở người bệnh mạn tính, ở người già yếu.
- Triệu chứng: thở ngắn, yếu sức, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, tự ra mồ hôi, lưỡi bệu, mạch hư.
- Phép chữa: Bổ khí (ích khí)
- Thuốc: hoàng kỳ, nhân sâm, đảng sâm, đinh lăng, bạch truật ....
- Châm cứu: Túc tam lý, đại chúng.

1.2 Khí trệ (khí uất)
Do chấn thương tinh thần (stress) căng thẳng, kéo dài. Hoặc do ăn uống không điều độ, còn do ngoại cảm.
- Triệu chứng: Đau tức, đầy chướng, vị trí đau không cố định, rõ rệt. Tính tình dễ bực tức, cáu gắt. Ợ hơi, trung tiện thì dễ chịu, vú căng tức, đau mót rặn, bế kinh, thống kinh.
- Phép chữa: Hành khí, sơ can lý khí.
- Thuốc: Hương phụ, tràn bì, chỉ thực, chỉ xác, hậu phác. Mộc hương sa nhân, tô ngạnh .....
- Châm cứu: châm tả cách huyệt theo bộ vị, tạng phủ bị đau.
1.3 Khí nghịch
Nguyên nhân thường do khí uất trệ mà sinh ngịch, hoặc do ngoại cảm, thường gặp ở phế, can, vị.
- Triệu chứng:
— Phế khí nghịch: ho, khó thở
— Vị khí nghịch: nôn, nấc, ợ hơi.
Can khí nghịch: đau tức ngực sươn, đau vùng thượng vị.
- Phép chữa: Thuận khi - giáng khí nghịch.
- Thuốc: Thị đế, đinh hương, sinh khương, mộc hương, ô dược thanh bì, chỉ sác....
- Châm cứu: Châm tả các huyệt tùy chứng bệnh.
Phế khí ngịch: Thiên đột, khí xác, đản trung.
Vị khí ngịch: Trung quản, cáchdu.
Can khí nghịch: Thái xung - bách hội.

2. Hội chứng bệnh về huyết
Huyết được tạo ra từ tinh, do tạng tâm làm chủ, can tàng chứa tỳ dẫn dắt. Có 4 chứng bệnh về huyết là:
2.1 Huyết hư
Nguyên nhân do mất máu cấp tính hoặc mạn tính (giun móc, rong huyết, sốt rét .... ) còn do thiếu thức ăn, hoặc bệnh đường tiêu hóa không hấp thu được tinh chất.
- Triệu chứng: Da xanh tái, môi nhạt, lưỡi nhạt, hay hoa mắt, trống ngực nhức đầu, mất ngủ, mạch tế nhược.
- Phép chữa: Bổ huyết - dưỡng huyết
- Thuốc: Thục địa - đương quy, hà thủ ô, kê huyết đằng, Sữa, tử hà sa ....- Thủy châm: Vitamin B12, huyệt tuc tam lý, Huyết hải.
2.2 Huyết ứ:
Thường do chấn thương, do ngoại cảm và do khí trệ.
- Triệu chứng: Đau xương, điểm đau cố định, ấn vào đau (cự án), lưỡi có những điểm xanh tím, nơi đau thường xưng, nóng đỏ mạch huyền, sáp.
- Phép chữa: Hoạt huyết - tiên ứ (thường kèm theo thành khí)
- Thuốc: Ích mẫu, ngưu tất, đan sâm, xích thược, huyết đằng, hồng hoa, đào nhân, gai bò kết ....
- Tiêu ứ: Uất kim, nghệ, tam lăng, nga truật, tô mộc, huyết giác ....- Châm cứu: Châm tả các huyệt A thị, tại chỗ hoặc trên kinh lạc có huyết ứ.
2.3 Huyết nhiệt
Do ngoại cảm, nhiệt tà vào huyết và lưu tại đó hoặc do bẩm tố cơ địa dị ứng.
- Triệu chứng: Với các bệnh nhiễm khuẩn: miệng khô khát, sốt nhiều đêm, vật vã, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.
— Dị ứng ngoài da, mẩn ngứa, mày đay, mụn nhọt
- Phép chữa: thanh nhiệt, lương huyết.
- Thuốc: Huyền sâm, sinh địa, rau má, lá cối xay, đan bì, cỏ màn chầu, dừa nước, mướp đắng.
- Châm cứu: Châm bình bổ, bình tả các huyệt huyết hải, khúc trì, hợp cốc, cách du, đại chùy. 2.4 Xuất huyết:
Máu chạy ra ngoài thành lòng mạch, chảy máu do rất nhiều nguyên nhân, cũng tùy nguyên nhân mà đề ra phép chữa
- Huết nhiệt gây chảy máu, phép chữa: lương huyết, chỉ huyết.
- Nhiệt độc, thường gặp trong sốt nhiễm khuẩn, phép chữa là thanh nhiệt giải độc.
- Do tỳ hư gây chảy máu, phép chữa là kiện tỳ, chỉ huyết.
- Do can uất không tàng huyết (thổ huyết) phép chữa là thư can, chỉ huyết, xuất huyết, có nhiều dạng, xuất huyết ra ngoài, như trĩ, rong kinh, rong huyết, máu cam, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng như huyết não, xuất huyết phổi, dạ dày ....
Các thuốc cầm máu chung cho mọi nguyên nhân: Cỏ nhọ nồi, trắc bá diệp sao đen, tam thất, A giao ....

3. Hội chứng bệnh tân dịch
Thủy dịch do thận làm chủ bao gồm ngũ dịch và tân dịch. Có hai hội chứng bệnh là:
3.1 Tân dịch khô kiệt
- Là tình hình mất nước, thường do tiêu chảy, nôn nặng, ra mồ hôi nhiều hoặc sốt cao kéo dài, do nắng nóng (thử nhiệt)
- Triệu chứng: Môi miệng khô khát, da khô, tiểu ít, táo bón, lưỡi thon nhỏ, rêu khô, mạch tê sác, khớp cử động khó, có tiếng kiêu khi cử động.
- Phép chữa: Bổ âm sinh tân (bồi âm, dưỡng âm)
- Thuốc: Cát căn, mạch môn, thiên môn, sa sâm, nước gạo rang, nước mía, nước khoáng.....
3.2 Tân dịch ứ đọng (thủy thủng)
Nguyên nhân do thận dương hư không khí hóa và bài tiết thủy dịch do phế không thông đều được thủy đạo, do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp gây tình trạng ứ đọng tân dịch.
- Triệu chứng:
— Do phế: phù nửa thân trên, khó thở, tức ngực, đờm khò khè.
— Do tỳ: phù nửa ngườ dưới, phù do suy dinh hưỡng
— Do thận: Phù mặt, phù toàn thân (viêieôt nam cầu thận, thận nhiễm mỡ)
- Phép chữa: Bổ phế khí, hành thủy.
Kiện tỳ hóa thấp, lợi thấp.
Ôn bổ thận dương, lợi thủy thông dương, tiêu phù.
- Thuốc lợi tiểu: Trạch tả, sa tiền, râu ngô, lá râu mèo, ý dĩ, tỳ giải .....
Phải kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân và hành khí.
4. Hội chứng bệnh tạng tâm
4.1. Tâm hàn (tâm dương hư)
- Triệu chứng: đau tức vùng ngực trái, chân tay lạnh, mặt xanh tái, có khi ngất xỉu.
Thường gặp trong hội chứng suy mạch vành, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim.
- Phép chữa: hồi dương cứu nghịch, thông dương.
- Thuốc: Phụ tử, can khương, nhục quế, đại hồi.
Bài thuốc: tứ nghịch thang, phụ tử chế 20 gam, can khương 12.
- Châm cứu: châm thập tuyên, các huyệt tỉnh, nhân trung, cam thảo 16, cứu lao cung, dũng khuyễn quan nguyên.
4.2 Tâm nhiệt (Tâm hỏa thịnh)
- Thể hiện sốt cao, mê sảng (giai đoạn toàn phát bệnh nhiễm) loét lưỡi, lở miệng ...
- Phép chữa: thanh tâm hỏa
- Thuốc: hoàng liên, liên tâm, trúc diệp, thạch cao ....
- Cham tả: Khúc trì, hợp cốc, nội quan, thần môn, tam âm giao
4.3 Tâm hư:
Có 2 thể:
— Tâm huyết hư: triệu chứng và phép chữa nư huyết hư kèm theo an thần. — Tâm khí hư: triệu chứng như khí hư nhưng tập trung ở hệ tâm mạch như huyết áp thấp, tiếng tim nhỏ yếu, điều trị như khí hư.
4.4 Tâm thực (đàm mê tâm khiêu)
- Triệu chứng: Rối loạn tâm thần, rối loạn nhân cách.
- Phép chữa: trừ đàm khai khiếu
- Thuốc: trúc như, trúclịch, qua lâu nhân, bối mẫu, bán hạ chế trần bì (Bài thuốc nhị trần thang): Bán hạ 6g, trần bì 4 bạch linh 10, cam thảo 6.
- Châm: nội quan, thần môn, bách hội, tam âm giao.
5. Hội chứng bệnh tạng CAN
5.1 Can hàn (Hàn trệ can kinh)
Triệu chứng: Đau bụng dưới, thống kinh, bế kinh, đau bọ phận sinh dục
- Phép chữa: Tán hàn noãn can (ôn can
- Thuốc: Nải cứu, xuyên tiêu, phụ tử chế, can khương, quế- Cứu: quan nguyên, khí hải, thái xung.
- Ghi chú: loại trừ viêm ruột thừa cấp, soắn thừng tinh, soắn u nang buồng trứng.
5.2 Can nhiệt: (Can hỏa vượng - Can hỏa thượng viêm)
- Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, rức đau, ù tai, mặt nóng đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.
Thường gặp trong hội chứng tiền đình, cơn tăng huyết áp.
- Pháp chữa: thanh can hỏa - bình can giáng hỏa.
- Thuốc: Hoàng cầm, hè hoa, cúc hoa, hạ khô thảo, thiên ma - câu đằng.
- Châm: Hành gian - thái xung - tam ân giao - bách hội.
5.3 Can hư (can huyế hư - can âm hư)
- Triệu chứng: mắt mờ, quáng gà, móng chân tay khô nứt, gân khớp teo cứng, co rút.
- Phép chữa: Bổ can huyết
- Thuốc: đương quy, bạch tược, hà thủ ô.
- Xoa bóp các chi hoặc khớp bị xơ cứng.
5.4 Can thực (Can khí uất - can khí phạm vị)
- Triệu chứng: Đau tức ngực sườnc,, đau vùng thượng vị, thông kinh, bế kinh, hay ợ hơi, ợ chua, tính tình dễ cáu gắt.
- Phép chữa: sơ can lý khí - sơ can hòa vị.
- Thuốc: Hương phụ - thanh bì - chỉ sác, sái hồ.
- Châm cứu: Bách hội, thái xung, trung quản, kỳ môn.
6. Hội chứng bệnh tạng tỳ.6.1 Tỳ hàn (Tỳ dương hư)
- Triệu chứng: Hayđầy bụng, tiêu chảy, hoặc phân nát sống, thích ăn uống,nóng, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm trì.
- Phép chữa: ôn trung, kiện tỳ.
- Thuốc: Can khương, cao lương khương, bạch truật, ý dĩ- Cứu: Trung quản, thiên khu, quan nguyên, túc tam lý.
6.2 Tỳ nhiệt (cam tích)
- Triệu chứng: Mụn nhọt nhiều, môi đỏ, đau quặnbụng từng cơn, phân lẫn bọt, rêu lưỡi vàng, mạch nhu sác, trẻ em do ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn mỡ béo khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa thường xuyê, nên thân thể gầy xanh, cơ bắp teo nhẽo, bụng ỏng.
- Phép chữa: Thanh nhiệt, kiện tỳ tiêu tích.
- Thuốc: Hoàng bá, sơn tra, mạch nha, thần khúc, chỉ thực, nhân trần.
Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống.
6.3 Tỳ hư (Tỳ khí hư)
- Triệu chứng: Chân tay mềm yếu, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, phân thường sóng nát, lưỡi bệu nhạt, rêu trắng dày.
- Phép chữa: Ích khí - Kiện tỳ.
- Thuốc: Đảng sâm, bạch tuật, hoài sơn, ý dĩ
- Thủy câm: Strichnin + Vitamin B1, huyệt túc tam lý, tỳ du, vị di.
6.4 Tỳ thực: (thực tích)
- Triệu chứng: Do ăn quá nhiều, hức ăn nhiều tihịt mỡ, .... dụng đầy tức, ấm ách miệng đắng, rêu lưỡi dày trắng bẩn hoặc vàng. Mạch hoạt sác hữu lực.
- Phép chữa: tiêu đạo.
- Thuốc: Mọc hương, riềng, củ sả,, trần bì, mộc hương,
Bài thuốc: việt cúc hoàn (hương phụ, thương truật, xuyên khung, tầhn khúc, chi tử đều 10 gam.
- Châm: Trung quản - thiên khu - túc tam lý.
Ấn dây, can du, đởm du, tỳ du, vị du.
7. Hội chứng bệnh tạng phế
7.1 Phê hàn (phong han thúc phế)
- Triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi nước trong, ho đờm loãng, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng bóng, mạch phù.
- Phép chữa: khu phong, tán hàn, chỉ khái (ôn phế, chỉ khái)
- Thuốc: Cát cánh, hạt nhân, cam thảo.
Bài thuốc: Chỉ khái tán (hạnh nhân 10 cát cánh 8 cam thảo 4, tiền hồ 12, tử uyển 12)7.2 Phế nhiệt: (phong nhiệt phạm phế)
- Triệu chứng: sốt, đau, rát họng, không sợ lạnh, ho cơn đờm đặc, lưỡi đỏ, rêu vàn, mạch sác.
- Phép chữa: Thanh nhiệt, chỉ khái.
- Thuốc: Hoàng cầm, kim ngân, liên kiều, sài đấ, tang bạch bì, tỳ bà diệp, tiền hồ.
Bài thuốc: Tang hạnh thang
(Tang bạch bì 12 gam hạnh nhân 8 tang bạch bì 12, tiền hồ 10, bối mẫu 10, sa sâm 8, Cam thảo 4)
7.3 Phế hư: Phân chia hai thể:
— Phế khí hư:
- Đoản hơi, tiếng nói yếu, tự hãn, mặt tái, lưỡi nhạt, mạch hư.
- phép chữa: kiên tỳ ích khí.
- Thuốc: đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật.
— Phế âm hư:
- Triệu chứng: Ho khan gầy sút, môi đỏ, gò mà hồng, lưỡi hơi đỏ, mạch tế sác, đạo hãn âm he nên hỏa vượng thường sát về chiều, ho ra máu.
- Phép chữa: tư âm, dưỡng phế- Thuốc: Mạch môn, san âm, tử hà sa.
- Thủy châm: Philatôp tiêm vào thể du, túc tim lý.
7.4 Phế thực (háo suyễn)
- Triệu chứng: Tức ngực, khó thở kèm tiếng cò cử gặp trong cơn hen phế quản.
- Phép chữa: Trừ đàm, định suyễn.
- Thuốc: Trần bì, bán hạ chế, bỗi mẫu, ma hoàng, hạnh nhân, cát cánh, cam thảo. Cơn hen phế quản còn phải phân định hàn, nhiệt để điều trị thích hơp hợp.
- Châm cứu: Thiên đột, khí xả, định xuyển, phế du, đản trung.
8. Hội chứng bệnh tạng thận
Bệnh lý của Thận thường là hư chứng, do vậy chữa thận thường dùng phép bổ (thận nghi bổ bất nghi tả - can nghi tả bất nghi bổ)
8.1 Thận dương hư (thận hư hàn)- Triệu chứng: Sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt tái, đau lưng, tiêu chảy, buổi sáng sớm (ngũ cánh tả) chất lưỡi nhạt, mạch trầm trì, thường gặp ở bệnh nhân kéo dài, người có tuổi, lão sung.
- Phép chữa: ôn bỏ tậhn dương.
- Thuốc: Can khương, phụ tử, quế tâm. Cổ phương, bát vị địa hoàng hoặc hữu quy hoàn.
- Cứu: Quan nguyên, khí hải, mệnh môn, tận du, xát nóng bàn chân.
8.2. Thận khí hư
- Triệu chứng:
— Phù thủng do thân không khí hóa được nước.
— Hen suyễn do thận không nạp được khí.
— Di tinh, hoạt tinh, tiểu đêm nhiều do thận không bế tàng.
- Liệt dương, lãnh cảm.
Lưỡi bệu nhạt, mạch trầm nhược.
- Phép chữa: bổ thận khí.
- Thuốc: Đỗ trong, nhụcthung dung, phá cổ chỉ. Dân dương hoặc tắc kè, hải mã.
- Châm cứu: mệnh môn, thận du, thái khê tam âm giao, dùng truyền.
8.3 Thận âm hư:
Thận chủ thủy, thận tàng tinh. Tạm tách thành 2 hội chứng.— Âm hư: phần dịch thể (tân dịch), bị suy giảm nên sinh chứng âm hư cũng gọi là cứng hư nhiệt, vì âm hư sinh nội nhiệt.
- Triệu chứng: Người nóng, da kho, lòng bàn chân, tay nóng, người gầy, sốt chiều, ra mồ hôi trộm, môi miệng khô, táo bón, tiểu ít và đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
- Pháp chữa: tâm âm - sinh tân.
- Thuốc: Mạch môn, thiên môn, nước mía, nước khoáng.
— Thận âm hư- Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mắt, ù tai, giảm thính lực, răng long, tcs bạc sớm, rụng tóc, đau lưng, mỏi gối, đau buốt, trong xơng, di tinh, vô sinh. Miệng kho, lòng bàn chân tay nóng, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ thon, mạch tế sác thường gặp trong các bệnh suy nhược thần kinh, lao phổi, tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh chất tạo keo.
- Phép chữa: Tư bổ thận âm.
- Thuốc: Thực địa: Hà thủ ô, thiên môn đông, địa cốt bì quy bản, cao ban long ....
- Châm cứu: huyệt dùng thân du, tùy chứng trạng mà chọn thuốc để thủy châm.
8. 4. Thận âm, thận dương đều hư
Vì âm dương hỗ căn nên thận âm hư kéo dài sẽ làm cho thận dương cũng hư yếu, ngược lại thận dương hư cũng kéo theo thận âm hư.
- Triệu chứng: Các triệu chứng của hai hội chứng thận âm, thận dương, hư. Lưỡi thon hoặc bệu mạch trầm tế vô lực.
Thường là suy nhược cơ thể hiệu quả của các bệnh mạn tính.
- Phép chữa: tùy theo hội chứng thận âm nổi bật hay tận dương là chính mà đề ra phép bổ thận âm là chính hay bổ thận dương là chính.
9. Hội chứng bệnh can đởm
Can đởm quan hệ biểu lý, bệnh của đởm cũng là bệnh của can, thường gặp nhất là hội chứng cam đởm thấp nhiệt.
- Triệu chứng: Da mắt vàng, nước tiểu vàng đậm, đau tức mạng sườn, ngán ăn, miệng đắn, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng hoặc táo bón, bụng đầy hoặc bọ phận sinh dục ngoài phù, ngứa, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Thường gặp trong bệnh viêm gan víut cấp và mạn, vàng da do tát mật, viêm nhiễm bộ phận sinh dục ngoài.
- Phép chữa: Thanh nhiệt trừ thấp thoái hoàng
- Thuốc: Nhân trần, khương hoàng, rau má, râu ngo, hoàng bá, long đởm thảo.
10. Hội chứng bệnh của vị
10.1. Vị hàn
- Triệu chứng: Đau vùng thượng vị, lạnh đau tăng, nôn nước trong, rêu lưỡi trắng bóng, mạch trầm trì.
- phép chữa: ôn vị tán hàn.
- Thuốc: Quế chi, sinh cương, bạc thược.
- Cứu: Trung quản, thiên khu, lương môn, túc tam lý.
10.2. Vị nhiệt
- Triệu chứng: Đau rát vùng thượng vị, khát, thích uống mát, mau đối, hơi thở hôi, sưng đau răng lợi, ợ chua, ợ hơi, chất lỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.
- Phép chữa: Thanh nhiệt hòa vị
- Thuốc: hoàng liên, thanh lộc, rau má, cát căn.
Bài thuốc: thanh vị tán (hoàng liên 6g, Đương quy 6, sinh địa 6, đan bì 4, thăng ma 4, tán bọt mỗi ngày 12gam.
- Châm: Hợp cốc, túc tam lý, lương môn, trung quản.
10.3 Vị hư (vị âm hư)
- Triệu chứng: thường sau sốt cao, môi miệng khô nhưng không muốn ăn uống, táo bón, tiểu ít và đậm.
Lưỡi thon đỏ không rêu, mạch tế sác.
- Phép chữa: tư dưỡng vị âm
- thuốc: Thạch hộc, cát căn, rau má, ngọc trúc, mạch môn.
10.4 Vị thực
- Triệu chứng: do ăn nhiều thức ăn ngọt béo, đầy tức bụng, nôn mửa, chất nôn mùi chua hàng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi dày dính, mạch hoạt.
- Phép chữa: Tiêu thực đạo trệ.
- Thuốc: Sơn tra, mạch na, thần khúc, kê nội kim
Bài thuốc: kê nộ kim tán (kim nội kinh 100 gam, hoài sơn 400 gam,, án bột, ngày 2 lần, mỗi lần 5-10gam)
11. Hội chứng bệnh tiểu trường
Tâm và tiểu trường quan hệ biểu lý. Bệnh của tâm ảnh hưởng đến tiểu trường gây rối loạn tiểu tiện như đái buốt, đái rắt, đái máu, môi miệng lở loét, sưng đau.
- Pháp chữa: Thanh tâm hỏa, lợi niệu, chỉ huyết.
- Thuốc: Hoàng liên, hoàng bá, rau má, sa tiền tử ....
12. Hội chứng bệnh đại trường
12.1 Đại trường hàn
- Triệu chứng: đau uăqnj bụng, ỉa lỏng, phân tanh nồng.
- Pháp chữa: ôn trường, chỉ tả.
- Thuốc: kha tử (chiêu liên) búp ổi, sim, riềng, gừng.
- Cứu: Thần khuyết, thiên khu, quan nguyên, túc tam lý.
12.2 Đại trường nhiệt (thấp nhiệt đại trường)
- Triệu chứng: M ôi miệng khô, phân rắn có mũi nhảy chung quan mùi thối khẳm, hậu môn nóng rát, hội chứng lỵ.
- Pháp chữa: thanh nhiệt, trừ thấp.
- Thuốc: Hoàng bá, khổ sâm, rau sam, cỏ sữa, đại hoàng.
12.3 Đại trường hư:
- Triệu chứng: đại tiện không tự chủ động, phân không táo rắn mà đại tiện khó, lòi đom.
- Thuốc: Đảng sâm, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, Mạch môn, vừng đến, chỉ thực, hậu phác.
Nếu lòi đom (thoát giang) dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang gồm Hoang kỳ, đảng sâm, bạch truật), trích thảo, trần bì, thăng ma, sài hồ, đương quy.
- Châm: đại trường du, bách hội, túc tam lý.
12.4 Đại trường thực
- Triệu chứng: Đại tiện táo bón, đau quặng bụng, ấn đau tăng (cần toại trừ bệnh cấp cứu ngoại khoa).
- pháp chữa: nhuận trường, lý khí.
- Thuốc: đại hoàng, ma nhân, chỉ thực, mang tiêu.
- Châm: Đại trường du, thiên khu, túc tam lý.
13. Hội chứng bệnh bàng quang
- Bàng quang hàn: Nước tiểu trong và nhiều
- Bàng quang nhiệ: nước tiểu đỏ, đái sản, đái rắt, đái buốt, đái máu.
- Bàng quang hư: Tiểu tiện không tự chủ, đái són.
- Bàng quang thực: Bụng dưói tức căng, bí đái.
14. Hội chứng bệnh các tạng phối hợp
- Thực tế lâm sàng bệnh xảy ra thường không đơn thuần ở một tạng phủ., do quan hệ âm dương và sinh khắc nên thường gặp bệnh cảnh kết hợp. Những bệnh cảnh phối hợp thường gặp là:
- Tâm phế khí hư. Thường gặp trong bệnh tâm phế mạn.
Tâm tỳ hư thường gặp trong bệnh đường tiêu hóa mạn.
- Tâm thận bất giao: thường trong bệnh suy nhược thần kinh, can tỳ bất hòa: trong bệnh viêm loét dạ dày.
- Can thận âm hư: Trong bệnh tăng huyết áp.

16/8/13

Bát cương


BÁT CƯƠNG



1. Đại cương 
Bát cương là tám hội chứng cơ bản của Đông y. Tám cương được xếp theo 4 cặp mang tính đối lập. Biểu lý, hàn nhiệt, hư thực, âm dương. Thực tế lâm sàng thường phức tạp, lẫn lộn, thực giả. 
2. Biểu - lý
Hai cương này nói lên vị trí của bệnh ở nông hay sâu trong cơ thể 
2.1 Chứng biểu 
- Nói lên bệnh ở phần nông của cơ thể như da, cơ, gân, khớp. Đối với bệnh cảm mạo hoặc bệnh truyền nhiễm thì bệnh còn ở giai đoạn khởi phát. 
- Biểu hiện lâm sàng 
Sốt nóng, sợ gió, đau đầu, đau mình, hắt hơi, sổ mũi, rêu lưỡi mỏng, mạch phù. Thường phân biệt 
+ Biểu hàn: sợ gió, sợ lạnh nhiều, sốt nhẹ, rêu lưỡi, trắng mỏng, mạch phù khẩn. 
+ Biểu nhiệt: Sốt nhiều, không sợ lạnh, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác. 
+ Biểu hư: Có mồ hôi, mạch phù hoãn. 
+ Biểu thực: Không mồ hôi, mạch phù khẩn 
2.2 Chứng lý: 
- Bệnh ở phần sâu trong cơ thể. Nếu là bệnh nhiễm khuẩn thì ở giai đoạn tòan phát, nếu bệnh thuộc tạng phủ thì thể hiện các triệu chứng của tạng bị bệnh. 
- Biểu hiện lâm sàng 
+ Bệnh nhiễm: Sôt cao, khát, lưỡi đỏ, rêu vàng, nôn đau bụng, táo bón, hoặc ỉa chảy ... có thể phân chia: 
+ Lý hàn: Người mát, chân tay lạnh, không khát nước, thích đắp chăn, đau bụng, thích chườm nóng, ỉa lỏng, rêu trắng, mạch trầm trì. 
+ Lý nhiệt: Sốt cao, khát nước, bứt rứt, táo bón, tiểu vàng lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch trầm sác. 
+ Lý hư: Người mệt mỏi, ăn ít, giọng nói nhỏ yếu, hồi hộp, mấ ngủ, * hoặc bệu, mạch trầm, vô lực. 
+  Lý thực: Bụng đầy, ấn đau, táo bón, sốt cao, mê sảng hoặc phát cuồng, rêu lưỡi vàng dày, mạch trầm có lực. 
2.3 Chứng bán biểu bán lý 
Bệnh lúc ử biểu lúc ở lý. Biểu hiện sốt và rét xen kẽ ( hàn nhiệt vãn lai) mmiệng đắng, ngực sườn đầy tức, đau đầu, chóng mặt, rêu lưỡi trắng lẫn vàng, mạch huyền ( hội chứng thiếu dương) 
3. Hàn nhiệt 
Hai cương hàn, nhiệt, biểu hiện tính chất của bệnh. Dựa vào tính chất hàn hay nhiệt, thầy thuốc mới sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Trên lâm sàng, hàn, nhiệt thường lẫn lộn, có khi thực giả rất khó phân biệt. 
3.1 Chứng hàn 
- Do cảm nhiễm hàn tá hoặc do dương hư hoặc do ăn uống quá nhiều thứ sống lạnh. 
- Biểu hiện lâm sàng. Sợ lạnh, thích ấm, chân tay lạnh, miệng nhạt, không khát, sắc mặt xanh tái, tiểu nhiều và trong đại tiện lỏng, phân không thói, lưỡi bệu, rêu bóng ướt, mạc trầm trì. 
3.2 Chứng nhiệt 
- Do cảm hiễm nhiệt ta oặc do dương thịnh hoặc ăn uông nhiều thức ăn cay nóng hoặc dùng nhiều thuốc ôn nhiệt. 
- Biểu hiện lâm sàng: Sốt, thích mát, mặt đỏ, chân tay nóng tiểu ít và đậm, táo bón, rêu lưỡi , vàng khô, mạch sác. 
3.3 Hàn nhiệt lẫn lộn 
Trên ngời bệnh vừa có chứng àn vừa có chứng nhiệt. 
Biểu hàn, lý nhiệt, biểu nhiệt, lý hàn hoặc đầu nóng, chân lạnh hoặc tạng này hàn, tạng kia nhiệt. 
3.4 Hàn nhiệt chân giả 
Triệu chứng bệnh không đúng với tính chất thực của bệnh 
- Chân hàng giả nhiệt 
Bản chất bệnh tín hàn không thể hiện ra ngoài gọi lại là nhiệt. 
Nguyên nhân do âm hư quá mạnh bước dương phải ra ngoài hoặc " Hàn cực sinh nhiệt"
Ví dụ: Người bệnh thích uống nước nóng, thích đắp chân ăn  chất sống lạnh dễ tiêu chảy, nước tiểu trong ( chân bàn) nhưng người gầy, da nóng, má đỏ, môi khô, bứt rứt có khi rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác ( giả nhiệt).
Thường gặp ở bệnh nhân mạn tính cơ thếuy nhược hoặc bẩm thụ dương hư. 
- Chân nhiệt giả hàn 
Thực chất bệnh là nhiệt nhưng biểu hiện lâm sàng có những triệu chứng thuộc hàn.
Ví dụ: Bệnh nhân sốt cao, khát khao, tiểu vàng, táo bón, mạch trầm sác ( thực nhiệt) nhưng chân tay lạnh, rét run .... ( giả hàn). Thường gặp ở bệnh nhấnốt nhiễm khuẩn. Đây là tình trạng " Nhiệt cực sinh hàn", nhiệt quyết. 
4. Hư thực 
Hư thực là chỉ hai trạng thái yếu khỏe của cơ thể người bệnh lúc mắc bệnh, hư biểu hiện chính khí hư, sức đề kháng của cơ thể yếu, thực là khí mạnh và sức đề kháng của cơ thể còn mạnh. Dựa vào hư hay thực mà đề ra phép bổ hay tả. 
4.1 Chứng hư 
Có thể suy yếu , chức năng các tạng phủ giảm sút, mạch vô lực- Biểu hiện blâm sàng: Mệt mỏi, lười hoạt động, tinh thần ủ rũ, ít nói, tiếng nói nhỏ, hơi thở ngắn, ra mồ hôi nhiều, sắc mặt tái xanh, chất lưỡi nhạt, lưỡi thon hoặc bệu, mạch nhỏ yếu. Thường gặp sau khi mắc bệnh nặng ..... bệnh kéo dài, hoặc người già yếu. 
4.2 Chứng thực: 
Sức tấn công của là khí bệnh, bệnh mới mắc, thời gian ngắn có thể còn khỏe, phản ứng mạnh) 
- Biểu hiện lâm sàng thể trạng tốt, tinh thần lanh lợi, tiếng nói to, thỏ thô, sốt cao, mặt đỏ, đau cự án, rêu lưỡi vàng, mạch có lực. Thường gặp trong hội chứng đàm ẩm, **, khí trệ huyết ứ, thiện tích, trùng tíc. Bệnh cấp tính. 
4.3 Hư thực thác tạp 
Trên lâm sàng thường gặp các hội chứng "trong hư có thực" hoặc " trong thực có hư", chứng thực và chứng hư cùng tòn tại. Ví dụ: Bệnh xơ gan cổ chướng, người bệnh gầy, sắc da xanh vàng, nhợt nhạt, mệt mỏ, ít ăn, mạch trầm, tế vô lực ( chứng hư) nhưng bụng to đầy nước, ngực sườn đầy tức ( chứng thực). Phép chữa phải phải vừa công, vừa bổ , hoặc trước bổ sau công. ...
Ví dụ: người bệnh đang bị một bệnh mạn tính, cơ thể suy nhựoc lại bị cảm lạnh, ho, tức thở ...
4.4 Hư thực chân giả 
Cũng cần chú ý phân biệt trên lâm sàng 
- Chân hư giả thực. Bệnh nhân nói nhiều nhưng hơi thở ngắn, bụng đầy đau nhưng có lúc không đầy, ấn xoa giảm đau, lưỡi bệu, mạch vô lực. 
Chân tực giả hư. Bệnh nhân ít nói nhưng nói to, ăn không ngon miệng nhưng vẫn ăn được nhiều, đau bụng, ỉa chảy, nhưng tiêu xong dễ chịu, mạch có lực. 
5. Âm dương 
Là hai cương tổng quát để đánh giá xu thế của bệnh và cũng biểu hiện sự thiên thịnh suy của An dương trong cơ thể. 
5.1 Chứng âm, chứng dương 
- Âm chứng bao gồm chứng hư, phần âm chỉ phần dịch thể( tân dịch) bị thiếu hụt nên sinh ra hội chứng âm hư, cũng gọi là chứng " hư nhiệt" ( vì âm hư sinh nội nhiệt) 
Biểu hiện lâm sàng, người nóng da kho, lòng bàn chân bàn tay nóng, người gầy, sốt chiều, ra mồ hôi trộm, táo bón, tiểu đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. 
- Chứng dương hư: phần dương chỉ phần năng lượng , nhiệt lượng của cơ thể bị suy giảm, cũng gọi là chứng " hư hàn" ( dương hư sinh ngoại hàn) 
Biểu hiện lâm sàng: mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt xanh tái, ỉa chảy, nước tiểu trong, lưỡi nhạt bệu rêu trắng, mạch nhược. 
Thường gặp ở bệnh nhân mạn tính cơ thể suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng, lão suy. 
5.2 Vong âm, vong dương 
Là 2 hội chứng bệnh lý nguy kịch đe dọa tính mạng bệnh nhân. Cần chỉnh đoán chính xác, không được nhầm lẫn, vì cách xử trí khác hẳn nhau: nên là vong âm thì phải dùng thuốc mát ngọt mà không cứu ngải, nếu dùng vong dương phải dùng thuốc ấm nóng và cứu ngãi để hồi dương cứu nghịch. 
- Vong âm: là tình trạng mất nước, mất máu do ỉa chảy, mất nhiều mồ hôi, nôn. 
Biểu hiện lâm sàng: da khô, môi miệng khô, khát nước, lưỡi thon đỏ, mạch tế sác. 
- Vong dương: là tình trạng dương khí thoát, trụy tim mạc, thường do vong âm, do trúng hàn, do sốt cao quá, do sốc dị ứng ..... Biểu hiện lâm sàng: mặt môitái nhợt, chân tay lạnh, mạch vi tế khó bắt (muốn tuyệt).

29/12/09

Y Huấn Cách Ngôn


9 ĐIỀU Y HUẤN CÁCH NGÔN

1- Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho, có thông lý luận đạo Nho thì học thuốc mới dễ. Khi có thời giờ nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa nay. Luôn luôn phát huy biến hóa, thu nhập được vào Tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không phạm sai lầm.

5/8/09

Bài Thuốc Đông Y Chữa Bong Gân




Bong gân nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức. Biểu hiện đau khi cử động, sưng nề, không đi lại được hoặc hạn chế đi lại (nếu bong nhẹ).
Xử trí: sau khi bị thương, phải dùng kẹp bất động, hoặc dùng băng cố định sau đó dùng các thuốc sau:
* Thuốc đắp ngoài: các lá sau: Lá Chìa vôi, Lá Bạc thau, Lá Đau xương, Lá Cúc tần, Lá Thầu dầu tía, Lá Ngải cứu, Lá Náng hoa trắng
- Cách làm: dùng 1-3 vị rửa sạch, giã nát trộn với dấm hoặc rượu, sao nóng đắp vào chỗ chấn thương. Khi nào khô lại thay miếng khác. Nên dùng phối hợp 3 vị với nhau sẽ tốt hơn 1 vị đơn độc.
* Thuốc uống trong:
Bài 1: Nghệ vàng 2 củ (thái mỏng sao rượu), Cỏ x­ước 12g (thái mỏng sao rượu), Vỏ cây gạo 16g (bỏ vỏ ngoài thái mỏng sao rượu), Cây lá lốt 16g sao vàng cho vào xoong sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 2: Tua rễ si 50g (nếu không có tua thay thế bằng cành si 60g) chặt từng khúc 3cm. Sao vàng, sắc đặc còn 1 bát. Cho bệnh nhân uống.
Nên pha thêm 1 chén rượu khi uống càng hay.
Nguồn: Bộ Y Tế

Bài Thuốc Đông Y Chữa Hôi Miệng


Các bài thuốc dưới đây đều lấy trong "Thiên kim yếu phương" của Tôn Tư Mạc đời Đường và "Bản thảo cương mục đời Minh".
Bài 1:
Đinh hương .................................. 15 g
Cam thảo .................................... 90 g
Tế tân, quế tâm mỗi loại ............... 45 g
Xuyên khung ................................ 30 g
Năm vị trên đều nghiền thanh bột mịn, hoàn với mật, to như viên đạn. Trước khi đi ngủ uống 5 g, một thời gian sẽ hết hôi.
Bài 2: Quế tâm, cam thảo, tế tân, quất bì mỗi loại lấy lượng bằng nhau, nghiền bột, dùng táo nhục và mật luyện thành hoàn to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 5-10 g trước khi đi ngủ.
Bài 3: Xuyên tiêu, quế tâm, mỗi loại lấy bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống một thìa canh bột với rượu.
Bài 4: Vỏ trắng rễ thông (tùng căn), quả sử nhân (hạt bí bóc vỏ), đại táo, mỗi loại có lượng bằng nhau, tán bột, rây. Mỗi lần uống một thìa canh bột với rượu, ngày uống 2 lần.
Bài 5: Đậu khấu, đinh hương, hoắc hương, đinh lăng hương, thanh mộc hương, bạch chỉ, quế tâm, mỗi loại 30 g, hương phụ tử 60 g. Tùng hương, đương quy mỗi loại 15 g, cau 2 quả (lấy hạt). Các loại thuốc trên đều tán bột, hoàn với mật, viên to hạt đậu. Mỗi lần ngậm một viên, nuốt dần nước dịch. Ngày ngậm 3 lần, đêm 1 lần. Trong sách có chép về bài thuốc này như sau: ngậm 5 ngày miệng đã thấy thơm, 10 ngày người thơm, 14 ngày quần áo cũng thơm, 20 ngày người đi qua trong gió có mùi thơm, 28 ngày thì nước rửa tay rơi xuống đất cũng thơm, 35 ngày ngày khác bắt tay, tay họ cũng thơm
Bài 6: Hạt dưa hồng (dưa thơm) một ít, giã thành bột, hoàn với mật to bằng hạt đậu xanh. Mỗi sáng, sau khi súc miệng ngậm 1 viên. Có thể chữa hôi miệng.
Bài 7: Hương nhu một nắm sắc lấy nước súc miệng
Bài 8: Hạt mướp đắng nghiền bột, luyện với mật hoàn thành viên to bằng nửa quả táo ta. Mỗi sáng sau khi súc miệng, ngậm một viên. Ngậm xong lại dùng viên khác chét vào chân răng, đợi tan ra nước bọt thì nhổ dần. Bài này chữa hôi miệng rất hiệu quả.
Bài 9: Bạch chỉ 60g tán bột, ăn cơm xong uống 3g với nước.
Bài 10: Lấy một ít xuyên khung, sắc nước ngậm.
Bài 11: Xuyên bạch chỉ, xuyên khung, hai thứ lấy bằng nhau, tán bột, trộn đều luyện mật thành hoàn, hàng ngày ngậm, lâu dần miệng sẽ thơm.
Bài 12: Đậu khấu, tế tân hai thứ lấy bằng nhau, tán bột ngậm.
Bài 13: Ích trí nhân 30 g Cam thảo 10 g Tán bột , thỉnh thoảng ăn. Ăn lâu, miệng từ hôi trở thành thơm.
Bài 14: Nghiền bột Mật đà tăng, cho vào dấm, súc miệng sẽ khỏi hôi miệng
Bài 15: Quả mai phơi khô, ngậm nó luôn có thể khỏi hôi miệng. Thanh niên mắc chứng hôi mồm, hôi miệng nhiều khi tiếp xúc với người xung quanh rất e ngại. Có người còn không giám tiếp xúc nói chuyện. Trị chứng hôi mồm, hôi miệng rất đơn giản, song phải rất kiên trì làm nhiều lần mới khỏi.
Bài 16: Lá trầu không 1000 g. Thái nhỏ cho vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước đun kỹ. Sau đó gạn lấy nước đặc, xúc miệng ngày 3-4 lần. Hoặc dùng tăm bông chấm nước trầu không bôi vào răng, lợi hàng ngày. Vì trầu không ngoài việc chữa hôi mồm, hôi miệng còn chữa được cả bệnh lở loét viêm chân răng có mủ
Bài 17: H­ương nhu 10 g N­ước 200ml Cả hai thứ bỏ vào nồi đun sôi trong vòng 15 phút. Sau đó để nguội ngậm và súc miệng hàng ngày cho đến khi khỏi mới thôi.
Sưu tầm

27/7/09

Thuốc Giải Biểu

THUỐC GIẢI BIỂU

1. Định nghĩa: Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà (Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt) ra ngoài cơ thể bằng đường mồ hôi.
2. Phân loại: Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh: Phong hàn, Phong nhiệt và Phong thấp mà người ta chia 3 loại chính:
* Thuốc phát tán Phong hàn: Đa số vị cay (Tân), tính ấm (Ôn) nên còn gọi là thuốc Tân ôn giải biểu.
* Thuốc phát tán Phong nhiệt: Đa số vị cay (Tân), tính mát (Lương) nên còn gọi là thuốc Tân lương giải biểu.
* Thuốc phát tán Phong thấp: Có nhiều vị cay ấm (Tân ôn) cũng có vị tính mát lạnh hoặc tính bình dùng để chữa các chứng bệnh phong thấp kèm thêm hàn, nhiệt khác nhau.
3. Tác dụng chung và chỉ định chữa bệnh:
* Phát tán giải biểu do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, phong thấp. * Chữa các chứng đau dây thần kinh, co cứng các cơ.
* Chữa ho hen suyển, tức ngực, khó thở.
* Giải độc, làm mọc các nốt ban chẩn.
* Lợi niệu, trừ phù thủng.
* Chữa đau các khớp xương.
4. Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc giải biểu:
* Chỉ sử dụng thuốc này khi Tà còn ở biểu. Nếu Tà đã vào Lý mà Biểu chứng vẫn còn thì phối hợp với thuốc phần lý: gọi là biểu lý cùng giải.
* Mùa hè trời nóng thì dùng lượng ít, mùa đông lạnh dùng lượng cao .
* Phụ nữ sau đẻ, người già yếu, trẻ em thì dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng Âm, bổ Huyết, ích Khí.
* Các vị thuốc phát hãn gây ra mồ hôi không nên dùng lâu.
* Khi uống thuốc cho ra mồ hôi, nên uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn, mặc áo ấm để giúp cho việc ra mồ hôi tốt hơn.
5. Cấm kỵ:
* Các trường hợp ra mồ hôi: tự hãn, đạo hãn.
* Các trường hợp tân dịch hao tổn.
* Các mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban đã mọc hết, bay đi.
* Sốt do âm hư.